Đòi bồi thường khi tường nhà bị nứt do nhà hàng xóm xây dựng
17:34 - 20/08/2018
Thừa phát lại nên lập vi bằng ghi nhận hiện trạng thiệt hại của ngôi nhà của bạn, làm cơ sở cho việc yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường
Những trường hợp lập vi bằng của Thừa phát lại
Tìm hiểu về Vi Bằng
Thừa phát lại – Lập vi bằng: Thế mạnh của Thừa phát lại
Thừa phát lại đã lập hơn 500 vi bằng
Câu hỏi:
Gia đình tôi là chủ sở hữu căn nhà số 2, phố H, phường T, quận N, thành phố V. Gần đây, ông Nguyễn Văn B là chủ căn nhà số 4 liền kề nhà tôi tiến hành xây dựng mới. Trong quá trình xây dựng ông B đã sử dụng một phần bức tường riêng của nhà tôi mà không có sự đồng ý của mẹ tôi. Ngoài ra, việc xây dựng mới tại địa chỉ trên không thực hiện việc che chắn đầy đủ, không đảm bảo nhà liền kề nên đã ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt nhà tôi cụ thể là tường nhà tôi đã bị nứt toạc sau khi gia đình ông Nguyễn Văn B xây dựng. Công trình xây dựng tại số 4, phố H, phường T, quận N, thành phố V đang tạm ngừng thi công. Vậy gia đình tôi nên làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi.
Giải đáp
Trân trọng cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới bộ phận tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Kinh Bắc. Chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015;
- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực từ ngày 09/09/2009;
- Nghị định Số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số Điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực từ ngày 05/12/2013;
- Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
Nội dung tư vấn:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 10/2014/TT-BXD :
"2. Trong quá trình thi công nếu phát hiện công trình liền kề, lân cận có dấu hiệu bị lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ sụp đổ do ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở gây ra, chủ nhà phải phối hợp với các chủ công trình liền kề, lân cận xem xét, xác định nguyên nhân và thống nhất biện pháp khắc phục. Trường hợp các bên không thống nhất thì tranh chấp phát sinh giữa chủ nhà với chủ các công trình liền kề, lân cận được giải quyết theo quy định của pháp luật."
Như vậy, trong quá trình xây dựng ông B đã sử dụng một phần bức tường riêng của nhà bà A mà không có sự đồng ý của gia đình bà A. Ngoài ra, việc xây dựng mới gia đình ông B không sử dụng việc che chắn đầy đủ, không đảm bảo tới an toàn của nhà liền kề nên làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, sinh hoạt của gia đình bà A. Do đó, nguyên nhân trực tiếp tới tường của nhà bà A đã bị nứt toạc là do công trình xây dựng của gia đình ông B. Hai bên có thể thống nhất biện pháp khắc phục, nếu không tự thống nhất được thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án huyện yêu cầu gia đình ông B là chủ công trình bên cạnh bồi thường ngay.
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị quy định về việc xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận như sau:
“1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại:
- a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án.
- b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại.”
Thêm vào đó, tại Điều 605 – Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như sau:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.”
Căn cứ vào hai quy định nêu trên, gia đình ông B trong quá trình thi công, xây dựng công trình xây dựng gây ảnh hưởng, thiệt hại đến nhà bạn thì gia đình ông B phải ngừng việc thi công và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với sự cố do công trình của mình gây ra.
Về mức độ bồi thường thiệt hại: Do hai bên thỏa thuận, căn cứ theo quy định của pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra, cụ thể gồm: mức thiệt hại thực tế đối với công trình lân cận bị hư hỏng và các chi phí khác có liên quan. Hai bên có thể tự xác định mức thiệt hại của công trình liền kề nếu không tự xác định được mức độ thiệt hại thì một trong hai bên có thể thuê cơ quan định giá để xác định mức thiệt hại cụ thể để làm căn cứ bồi thường.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bà A thì gia đình bà A cùng Thừa phát lại nên lập vi bằng ghi nhận hiện trạng thiệt hại của ngôi nhà của bạn, làm cơ sở cho việc yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường. Ngoài ra với vi bằng nói trên, gia đình bà A đã xác lập chứng cứ chứng minh gia đình ông B xây dựng đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống và làm nứt tường của gia đình bà A từ đó yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên để tư vấn được chính xác hơn, chúng tôi khuyến khích bạn cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ và đến gặp trực tiếp Thừa phát lại tại Văn phòng Thừa phát lại gần nhất.
Trên đây là nội dung tư vấn của Thừa phát lại Kinh Bắc, mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây.
Văn phòng Thừa phát lại Kinh Bắc sẽ giải quyết nhanh chóng theo yêu cầu của quý khách hàng, đảm bảo việc bảo mật, khách quan vô tư theo đúng quy định của pháp luật, không hạn chế về thời gian, địa điểm trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh phục vụ 24/24 và mong nhận được sự ủng hộ của quý khách.
Mọi giao dịch với văn phòng xin liên hệ
- Bà Chu Thi Bốn ĐT :0919.580.286
- Bà Nguyễn Thị Nga ĐT: 0974.388.111
TRƯỞNG VĂN PHÒNG
Chu Thị Bốn