Làm sao để lấy lại nhà và đất khi bị chiếm giữ trái pháp luật?
15:12 - 14/08/2018
Hai vi bằng đã được lập có giá trị chứng cứ để bạn tiến hành khởi kiện ra trước Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ án nhằm bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Những trường hợp lập vi bằng của Thừa phát lại
Tìm hiểu về Vi Bằng
Thừa phát lại – Lập vi bằng: Thế mạnh của Thừa phát lại
Thừa phát lại đã lập hơn 500 vi bằng
Câu hỏi:
Năm 2012, tôi có cho chị Trần Thị A vay 4 tỷ đồng để làm ăn. Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ nên đến thời điểm trả nợ, chị Trần Thị A không có tiền trả nợ. Chị A đồng ý chuyển nhượng căn nhà và thửa đất mình đang ở cho tôi để lấy tiền thanh toán khoản nợ trên.
Hai bên đã thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng theo đúng quy định, tôi đã thực hiện việc đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà hợp pháp vào tháng 12 năm 2015. Hai bên có thỏa thuận là tháng 03/2016 chị A sẽ giao nhà cho tôi. Tuy nhiên, từ tháng 03/2016 đến nay, chị A vẫn tiếp tục chiếm giữ, sử dụng nhà đất mà không chịu bàn giao cho tôi.
Vậy tôi mong muốn Qúy văn phòng tư vấn giải quyết trường hợp của tôi.
Giải đáp
Trân trọng cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới bộ phận tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Kinh Bắc. Chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực từ ngày 09/09/2009
- Nghị định Số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số Điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực từ ngày 05/12/2013
Nội dung tư vấn:
Bà A đang có hàng vi chiếm giữ nhà trái pháp luật. Bởi vì, điều 45 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý”. Sau khi bạn đã hoàn thành thủ tục đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà thì bạn là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà và có toàn quyền sử dụng đối với mảnh đất đó. Do vậy, việc không bàn giao nhà của bà A cho bạn theo như đúng thỏa thuận là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp của bạn, bạn nên soạn thảo và gửi cho bà A một thông báo, đó là Thông báo về việc chiếm giữ nhà, trái pháp luật. Trong Thông báo về việc chiếm giữ nhà, trái pháp luật có đầy đủ các nội dung như một văn bản thông báo (ngày tháng năm, thời gian địa điểm, nội dung thông báo,…) và lưu ý cần có thời hạn cuối cùng cho bên nhận thông báo phải trao trả nhà, đất cho bạn. Sau đó bạn nên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng về việc giao thông báo cho bà A của bạn.
Khi đến thời hạn trong Thông báo về việc chiếm giữ nhà, đất trái pháp luật, mà bên bà A vẫn không tự nguyện trao trả cho bạn nhà và đất chiếm giữ trái pháp luật thì bạn có quyền thực hiện việc phá khóa, thu gom đồ đạc, tài sản trong nhà bàn giao cho bên bà A (hoặc kiểm kê, niêm phong để vào một khu vực riêng hoặc chuyển đến một kho trung lập). Toàn bộ quá trình phá khóa, kiểm kê tài sản của khách hàng được Thừa phát lại chứng kiến và lập thành vi bằng.
Hai vi bằng đã được lập có giá trị chứng cứ để bạn tiến hành khởi kiện ra trước Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ án nhằm bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Văn phòng Thừa phát lại Kinh Bắc sẽ giải quyết nhanh chóng theo yêu cầu của quý khách hàng, đảm bảo việc bảo mật, khách quan vô tư theo đúng quy định của pháp luật, không hạn chế về thời gian, địa điểm trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh phục vụ 24/24 và mong nhận được sự ủng hộ của quý khách.
Mọi giao dịch với văn phòng xin liên hệ
- Bà Chu Thi Bốn ĐT :0919.580.286
- Bà Nguyễn Thị Nga ĐT: 0974.388.111
TRƯỞNG VĂN PHÒNG
Chu Thị Bốn