Lập vi bằng cuộc họp gia đình phân chia di sản thừa kế

Lập vi bằng cuộc họp gia đình phân chia di sản thừa kế

21:59 - 28/09/2018

Thừa phát lại – Vi bằng của thừa phát lại phải được đăng ký
Những trường hợp lập vi bằng của Thừa phát lại
Tìm hiểu về Vi Bằng
Thừa phát lại – Lập vi bằng: Thế mạnh của Thừa phát lại
Thừa phát lại đã lập hơn 500 vi bằng

Câu hỏi:

Gia đình tôi có ba chị em là tôi – Nguyễn Thị T (sinh năm 1966), em gái Nguyễn Thị H ( sinh năm 1970), em trai Nguyễn Văn L (sinh năm 1972), bố mẹ tôi đều đã qua đời vào năm 2000. Do tai nạn giao thông, em trai tôi mất ngày 29/03/2010. Em trai tôi là Nguyễn Văn L được nhà nước cấp cho 01 giấy sử dụng đất số N 455247 do UBND huyện TS  cấp ngày 05/12/2008 có thửa đất số: 54;  tờ bản đồ số: 02P; diện tích 117 m2 tại Thôn N, xã V, huyện TS, tỉnh BN. Trước khi chết em trai tôi không để lại di chúc liên quan đến thửa đất nói trên, cũng không để lại bất cứ nghĩa vụ tài sản nào. Khi còn sống em trai tôi không đăng ký kết hôn với ai và cũng không có người con đẻ hay con nuôi nào. Tôi và em gái tôi đã thỏa thuận rằng e gái tôi là bà Nguyễn Thị H được toàn quyền sử dụng mảnh đất do em trai tôi để lại.

Vậy Văn phòng Thừa phát lại tư vấn trường hợp của gia đình tôi?

Giải đáp

Trân trọng cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới bộ phận tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Kinh Bắc. Chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn dưới đây:

Cơ sở pháp lý:

- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm  tại thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực từ ngày 09/09/2009;

- Nghị định Số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số Điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực từ ngày 05/12/2013;

Nội dung tư vấn:

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật mà thừa phát lại không được làm, các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự, các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng hoặc thuộc thẩm quyền của UBND các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp của gia đình bạn, chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn là gia đình bạn cùng với Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận buổi làm việc của gia đình. Các bên đã cùng nhau tiến hành cuộc họp gia đình với nội dung thỏa thuận và phân chia di sản thừa kế. Nội dung của buổi làm việc là bà Nguyễn Thị T và Nguyễn Thị H cùng được hưởng di sản thừa kế của ông Nguyễn Văn L, bà Nguyễn Thị T từ chối hưởng quyền di sản thừa kế của ông Nguyễn Văn L. Theo đó bà Nguyễn Thị H được toàn bộ quyền định đoạt với mảnh đất được nhà nước cấp cho 01 giấy sử dụng đất số N 455247 do UBND huyện TS  cấp ngày 05/12/2008 có thửa đất số: 54;  tờ bản đồ số: 02P; diện tích 117 m2 tại Thôn N, xã V, huyện TS, tỉnh BN.

Như vậy, vi bằng nói trên làm cơ sở để gia đình bạn thực hiện thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên để tư vấn được chính xác hơn, chúng tôi khuyến khích bạn cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ và đến gặp trực tiếp Thừa phát lại tại Văn phòng Thừa phát lại gần nhất.

Trên đây là nội dung tư vấn của Thừa phát lại Kinh Bắc, mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây.

    Văn phòng Thừa phát lại Kinh Bắc sẽ giải quyết nhanh chóng theo yêu cầu của quý khách hàng, đảm bảo việc bảo mật, khách quan vô tư theo đúng quy định của pháp luật, không hạn chế về thời gian, địa điểm trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh phục vụ 24/24 và mong nhận được sự ủng hộ của quý khách.

Mọi giao dịch với văn phòng xin liên hệ                                       

 

  1. Bà Chu Thi Bốn        ĐT :0919.580.286
  2. Bà Nguyễn Thị Nga ĐT: 0974.388.111

  TRƯỞNG VĂN PHÒNG

         Chu Thị  Bốn

 

 

 

 

 

TAGS: vi bằng,