Lập vi bằng xác nhận hiện trạng hai thửa đất liền kề
22:26 - 07/09/2018
Những trường hợp lập vi bằng của Thừa phát lại
Tìm hiểu về Vi Bằng
Thừa phát lại – Lập vi bằng: Thế mạnh của Thừa phát lại
Thừa phát lại đã lập hơn 500 vi bằng
Đất đai luôn là điều quan trọng với mỗi người, nhất là ở những vùng quê vốn có truyền thống đất ở cha truyền con nối thì đó còn là vấn đề trọng đại của cả gia đình.
Sự việc diễn ra là Ông Nguyễn Văn A có đất kề bên với ông Nguyễn Văn B. Trong quá trình sinh sống, do có ý muốn cải tạo lại đất đai, sân vườn để xây nhà cho con trai, ông A đã chặt cây sung – mốc giới phân định đất giữa hai nhà từ trước đến nay, với ý định làm tường rào. Vì ông A chặt cây không có bàn bạc trước với nhà ông B nên hiện nay hai ông đã có mâu thuẫn, dẫn đến việc có tranh chấp đất đai.
Được biết, mốc giới cây sung vốn có từ lâu, chính cây sung làm nhân chứng để phân định ranh giới đất của hai nhà. Trong quá trình sinh sống, hai bên hàng xóm hoà thuận, không có mâu thuẫn đất đai xảy ra.
Nay gốc cây sung bị chặt đi, không còn mốc giới và nhà ông A đang tiến hành xây dựng tường kiên cố.
Không đồng ý với việc làm của ông A, ông B đã mời nhân viên địa chính lên đo đạc lại cho đúng diện tích hai nhà, mốc giới chỗ ông còn mời thừa phát lại đến để lập vi bằng làm chứng. Ông B đã tìm đến thừa phát lại để giúp mình ghi nhận hiện trạng hai thửa đất liền kề.
Thừa phát lại đã tiến hành ghi chép vi bằng cẩn thận và có sự đo đạc thông số kĩ lưỡng, khoa học của người tham gia tiến hành đo đạc. Theo pháp luật thì sự việc tranh chấp đất đai đã có sổ bìa đỏ thuộc khoản 1 Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định về quyền giải quyết các tranh chấp đất đai như sau: “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết“.
Để tránh những rủi ro, hai bên đã tiến hành đo đạc và thống nhất lập vi bằng do văn phòng thừa phát lại chứng kiến trực tiếp lập ra nhằm xác thực sự việc trên.
Theo quy định tại khoản 8, điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi một số điều nghị định số 61/2009/NĐ-CP về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng của văn phòng Thừa phát lại:
“Điều 25. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng
- Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định pháp luật.
- Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại”.
Do đó, văn phòng thừa phát lại có thể lập vi bằng với sự kiện tranh chấp đất đai nảy sinh và cần đo đạc, lập giất tờ ghi lại trong trường hợp này. Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập được quy định tại Nghị định số 61/2009/NĐ-CP:
“1. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
- Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”.
Việc lập vi bằng để xác nhận việc tranh chấp đất đai giữa hai nhà đang phát sinh. Nhằm ghi lại sự kiện diễn ra, có đo đạc kĩ thuật về đất đai. Vi bằng này sẽ làm chứng để các bên tuân theo nếu sau này có bất chắc xảy ra hoặc tranh chấp leo thang dẫn đến kiện nhau ra tòa thì vi bằng này làm bằng chứng trước tòa.
Văn phòng Thừa phát lại Kinh Bắc sẽ giải quyết nhanh chóng theo yêu cầu của quý khách hàng, đảm bảo việc bảo mật, khách quan vô tư theo đúng quy định của pháp luật, không hạn chế về thời gian, địa điểm trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh phục vụ 24/24 và mong nhận được sự ủng hộ của quý khách.
Mọi giao dịch với văn phòng xin liên hệ
- Bà Chu Thi Bốn ĐT :0919.580.286
- Bà Nguyễn Thị Nga ĐT: 0974.388.111
TRƯỞNG VĂN PHÒNG
Chu Thị Bốn