Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, kỷ luật của Thừa phát lại là như thế nào?

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, kỷ luật của Thừa phát lại là như thế nào?

21:49 - 18/09/2018

Thừa phát lại – Vi bằng của thừa phát lại phải được đăng ký
Những trường hợp lập vi bằng của Thừa phát lại
Tìm hiểu về Vi Bằng
Thừa phát lại – Lập vi bằng: Thế mạnh của Thừa phát lại
Thừa phát lại đã lập hơn 500 vi bằng

Câu hỏi: Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, kỷ luật của Thừa phát lại là như thế nào?

Giải đáp

Trân trọng cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới bộ phận tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Kinh Bắc. Chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn dưới đây:

Cơ sở pháp lý:

- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm  tại thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực từ ngày 09/09/2009

- Nghị định Số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số Điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực từ ngày 05/12/2013

Nội dung tư vấn:

Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định về Thừa phát lại và pháp luật có liên quan.

  1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại:

- Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc;

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy chế tổ chức, hoạt động và đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình;

- Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự, trừ khoản 9, khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Riêng việc cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng bảo vệ, áp dụng quy định riêng.

  1. Xử lý vi phạm Thừa phát lại:

- Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, Thừa phát lại có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Ngoài hình thức xử lý vi phạm hành chính, Thừa phát lại có thể bị xử lý bằng hình thức sau:

+ Miễn nhiệm và thu hồi thẻ Thừa phát lại, trừ trường hợp việc xử lý vi phạm hành chính đã bao gồm hình thức xử lý này;

+ Truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu có thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

  1. Quản lý nhà nước về Thừa phát lại :

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thừa phát lại. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại;

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại quản lý nhà nước ở địa phương;

- Nhà nước khuyến khích cá nhân tham gia hành nghề Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian thực hiện thí điểm;

- Mẫu Thẻ Thừa phát lại và mẫu trang phục của Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. Kinh phí cấp phát Thẻ Thừa phát lại do ngân sách nhà nước bảo đảm từ nguồn kinh phí thường xuyên hàng năm của Bộ Tư pháp. Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm đảm bảo trang phục cho Thừa phát lại hoạt động tại Văn phòng mình từ nguồn kinh phí của Văn phòng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Thừa phát lại Kinh Bắc, mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây.

    Văn phòng Thừa phát lại Kinh Bắc sẽ giải quyết nhanh chóng theo yêu cầu của quý khách hàng, đảm bảo việc bảo mật, khách quan vô tư theo đúng quy định của pháp luật, không hạn chế về thời gian, địa điểm trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh phục vụ 24/24 và mong nhận được sự ủng hộ của quý khách.

Mọi giao dịch với văn phòng xin liên hệ                                       

 

  1. Bà Chu Thi Bốn        ĐT :0919.580.286
  2. Bà Nguyễn Thị Nga ĐT: 0974.388.111

  TRƯỞNG VĂN PHÒNG

         Chu Thị  Bốn