Quy trình bổ nhiệm Thừa phát lại là như thế nào?

Quy trình bổ nhiệm Thừa phát lại là như thế nào?

18:07 - 18/09/2018

Mối quan hệ giữa Thừa Phát lại với các cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan thực thi pháp luật.
VAI TRÒ VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI KINH BẮC TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
Văn phòng Thừa Phát Lại
Qui định về hoạt động Thừa phát lại
Chính phủ phê duyệt Đề án Thừa phát lại

Câu hỏi: Quy trình bổ nhiệm Thừa phát lại là như thế nào?

Giải đáp

Trân trọng cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới bộ phận tư vấn của Văn phòng thừa phát lại Kinh Bắc. Chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn dưới đây:

Cơ sở pháp lý:

- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm  tại thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực từ ngày 09/09/2009

- Nghị định Số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số Điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực từ ngày 05/12/2013

Nội dung tư vấn:

Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định về Thừa phát lại và pháp luật có liên quan.

  1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại:

- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án;

- Có bằng cử nhân Luật;

- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ tư pháp tổ chức;

- Không kiêm nghiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

  1. Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại:

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.

- Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe;

+ Lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp;

+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định;

- Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn xin làm Thừa phát lại. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét bổ nhiệm lại trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị. Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại được Bộ Tư pháp cấp thẻ Thừa phát lại.

  1. Miễn nhiệm Thừa phát lại:

- Miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân Thừa phát lại;

- Bị miễn nhiệm trong trường hợp không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định;

- Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Không hành nghề Thừa phát lại kể từ ngày được bổ nhiệm 06 tháng trở lên, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị xử lý vi phạm bằng hình thức cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm;

- Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Thừa phát lại Kinh Bắc, mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây.

    Văn phòng Thừa phát lại Kinh Bắc sẽ giải quyết nhanh chóng theo yêu cầu của quý khách hàng, đảm bảo việc bảo mật, khách quan vô tư theo đúng quy định của pháp luật, không hạn chế về thời gian, địa điểm trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh phục vụ 24/24 và mong nhận được sự ủng hộ của quý khách.

Mọi giao dịch với văn phòng xin liên hệ                                       

 

  1. Bà Chu Thi Bốn        ĐT :0919.580.286
  2. Bà Nguyễn Thị Nga ĐT: 0974.388.111

  TRƯỞNG VĂN PHÒNG

         Chu Thị  Bốn