Xã hội hóa tống đạt giấy tờ nước ngoài tại Việt Nam theo công ước Lahay 1965 về Tống đạt

Xã hội hóa tống đạt giấy tờ nước ngoài tại Việt Nam theo công ước Lahay 1965 về Tống đạt

16:03 - 24/08/2018

Tống Đạt trong thừa phát lại là gì?
Văn phòng thừa phát lại – Quy định rõ hơn việc tống đạt lệnh truy nã
Thừa phát lại: Trăm chuyện vui buồn từ tống đạt
Văn phòng thừa phát lại – Tống đạt vào cả ngày nghỉ, ngoài giờ làm việc
Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng được quy định như thế nào?

THAM LUẬN VỀ THỰC HIỆN TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ THEO CÔNG ƯỚC LAHAY VỀ TỐNG ĐẠT RA NƯỢC NGOÀI GIẤY TỜ TƯ PHÁP VÀ NGOÀI TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ HOẶC THƯƠNG MẠI

 

                                                    Ths. Nguyễn Đắc Dũng

Thẩm phán, Chánh tòa Tòa Kinh Tế

                                                              Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh

 

  1. Tình hình phổ biến thực hiện các quy định của pháp luật về tống đạt giấy tờ tại TAND tỉnh Bắc Ninh.

        Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình hội nhập quốc tế thì các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều và phức tạp về nội dung, đa dạng về quan hệ pháp luật. Để giải quyết các vụ án có yếu tố nước ngoài, hoạt động ủy thác tư pháp ra nước ngoài là vấn đề quan trọng, có tính chất quyết định trong việc đưa vụ án ra xét xử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự.

        Công ước Lahay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại là công ước đa phương do Hội nghị LaHay về tư pháp quốc tế soạn thảo và thông qua vào ngày 15/11/1965 tại phiên họp lần thứ 10 của Hội nghị LaHay về tư pháp quốc tế, có hiệu lực pháp luật vào ngày 10/2/1969. Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 1/10/2016. Công ước gồm 31 điều và một phụ lục các mẫu Yêu cầu tống đạt, Giấy xác nhận kết quả tống đạt, Nội dung tóm tắt giấy tờ được tống đạt. So với Hiệp định tương trợ tư pháp, việc gia nhập Công ước tống đạt có phạm vi thực hiện tống đạt về mặt địa lí rộng hơn, bởi vì tính đến thời điểm hiện nay đã có 73 quốc gia là thành viên của công ước. Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/06/2016 được ban hành thay thế cho thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/09/2011 khi Việt Nam đã gia nhập công ước LaHay 1965 đã có nhiều quy định mới, cụ thể hơn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, đã góp phần giúp Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tư pháp quốc tế thông qua việc áp dụng những chuẩn mực quốc tế về tương trợ tư pháp, đưa hệ thống pháp luật, quy trình tố tụng của Việt Nam đến gần và phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế đồng thời tháo gỡ những khó khăn cho Tòa án trong hoạt động ủy thác tư pháp, qua đó đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả công dân Việt Nam và người nước ngoài. Bên cạnh đó thi hành đúng và hệ thống các quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn số 33/TANDTC-HTQT ngày 21/02/2017 của TANDTC về việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự.

         Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích hẹp nhất cả nước, những năm gần đây với chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Tỉnh Bắc Ninh đã có những chủ trương, chính sách pháp luật nhằm khuyến khích, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thực tiễn trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã hình thành nhiều khu công nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút người lao động trong và ngoài nước đã tạo điều kiện cho người lao động việc làm, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của tòa tỉnh. Các khu công nghiệp lớn kể đến như: Khu công nghiệp Quế Võ, khu công nghiệp Yên Phong, khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh…. Tuy nhiên, trước sự tác động của cơ chế thị trường, các tranh chấp quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài có chiều hướng gia tăng. Để việc giải quyết được chính xác, đảm bảo thời hạn thì việc ủy thác tư pháp là yếu tố then chốt quyết định trực tiếp đến chất lượng giải quyết các vụ án.

        Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, TAND tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành nhiều hội nghị, các buổi trao đổi phổ biến nội dung công ước LaHay 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Những ưu điểm, hạn chế của công ước đồng thời liên hệ tới pháp luật Việt Nam mà trực tiếp là Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/06/2016 giúp việc áp dụng trong thực tiễn xét xử tại TAND tỉnh Bắc Ninh được chính xác.

        Trong các năm 2017, năm 2018 Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức các cuộc họp phổ biến hướng dẫn các Thẩm phán, Thư kí, thực hiện các quy định về tống đạt giấy tờ theo công ước LaHay 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại; thông tư liên tích số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/06/2016 quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực tư pháp với toàn thể cán bộ, công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Bắc Ninh nhằm hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, kinh doanh thương mại tại Tòa án. Ngoài ra còn tổ chức tập huấn kĩ năng tin học, xây dựng phát triển tài liệu hướng dẫn chuyên sâu nhằm mục đích nâng cao năng lực của các Thẩm phán, Thư kí trong việc lập hồ sơ ủy thác tư pháp.

        Về tổ chức phân công thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh hiện chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện ủy thác tư pháp. Đối với hồ sơ ủy thác ra nước ngoài, Thẩm phán phụ trách hồ sơ sẽ lập hồ sơ theo quy định của Luật tương trợ tư pháp, Thông tư liên tịch 12 và Công ước tống đạt giấy tờ sau đó Thư kí gửi hồ sơ cho Bộ tư pháp. Đối với yêu cầu ủy thác tư pháp từ nước ngoài vào Việt Nam, Chánh án tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh sau khi xem xét nội dung, yêu cầu sẽ phân công cho một Thẩm phán phụ trách giải quyết (Tùy theo lĩnh vực yêu cầu là dân sự hay kinh doanh thương mại).

  1. Thực hiện tống đạt giấy tờ theo công ước Tống đạt ( từ 01/10/2016 đến 30/08/2018)
    • Số liệu yêu cầu:

Trong những năm qua, tỷ lệ các vụ việc có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh thụ lý giải quyết ngày càng tăng. Tổng số vụ việc yêu cầu ủy thác ra nước ngoài là từ ngày 01/10/2016 đến ngày 30/06/2018 là 44 vụ việc, trong đó có 03 yêu cầu ủy thác đối với vụ việc kinh doanh thương mại (trong đó có 01 vụ phá sản phải úy thác tư pháp tới hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ), 41 yêu cầu ủy thác đối với vụ việc dân sự. Số yêu cầu đã có kết quả trả lời là: 10 yêu cầu. Số yêu cầu bị Bộ tư pháp trả lại do hồ sơ có sai sót là 15 yêu cầu.

 

Bảng thống kê tổng số yêu cầu theo Công ước tống đạt năm 2016-2018:

Thời gian

Tổng số yêu cầu tống đạt

Số yêu cầu bị Bộ tư pháp trả lại do sai sót

Số yêu cầu đã có kết quả

Từ 01/10/2016

Đến 31/12/2016

0

0

0

Từ 01/01/2017

Đến 31/12/2017

18

10

2

Từ 01/01/2018

Đến 30/06/2018

26

5

8

 

Thực tế, các hồ sơ ủy thác của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh có sai sót do chưa đáp ứng được yêu cầu (về biểu mẫu, ngôn ngữ….), có trường hợp đã thu, nộp và tạm ứng  chi phí ủy thác nhưng thư kí không photo biên lai gửi kèm hồ sơ nên đã bị trả lại để bổ sung, hoàn thiện khiến thời gian thực hiện ủy thác tư pháp bị kéo dài; một số hồ sơ ghi chưa đúng cơ quan thực hiện ủy thác tư pháp…..

  • Khó khăn, vướng mắc và đề xuất
  • Thứ nhất: Việc xác định cơ quan trung ương.

Nội dung việc thực hiện tống đạt, theo Công ước Tống đạt quy định gồm 02 kênh: 01 kênh tống đạt chính là kênh tống đạt thông qua Cơ quan trung ương của nước được yêu cầu (Điều 2 đến Điều 7) và các kênh tống đạt thay thế  (Điều 8 đến Điều 11).

Đối với kênh tống đạt chính thông qua cơ quan của nước được yêu cầu, tuy nhiên do mô hình của mỗi loại hình phát luật giữa các nước tham gia công ước la khác nhau nên công ước không xác định cụ thể cơ quan trung ương này là cơ quan nào; điều này hoàn toàn phù hợp nhưng vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là thành viên moiws trong việc hoàn thiện hồ sơ ủy thác khi lựa chọn kênh tống đạt chính thì việc xác định chính xác cơ quan Trung ương của các nước mà mình yêu cầu ủy thác là khó khăn.

  • Thứ hai: Thời hạn thực hiện tống đạt.

Công ước không quy định về thời hạn thực hiện tống đạt mà chỉ khuyến khích các nước thành viên thực hiện nhanh nhất có thể. Thực tiễn thực hiện tống đạt của các nước khác nhau, thậm chí việc thực hiện này cũng khác nhau giữa các cơ quan trung ương trong cùng một nước thành viên. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là mặc dù nội dung công ước quốc tế được giao ước (Thỏa thuận quốc tế đa phương) được các quốc gia ký kết thỏa thuận tham gia nhưng vấn đề liệu có yếu tố quan hệ có đi có lại giữa các quốc gia tồn tại trong điều ước này hay không? Bởi khi quốc gia A thực hiện ủy thác tống đạt theo yêu cầu cho quốc gia B nhưng việc thực hiện này chậm trễ trong thời hạn kéo dài; vậy khi quốc gia B thực hiện ủy thác tống đạt theo yêu cầu của Quốc gia A thì có gì đảm bảo cho trách nhiệm, tiến độ thực hiện hay không.?

  • Thứ ba: Kênh tống đạt trực tiếp cho đương sự ở nước ngoài thông qua bưu điện có thực sự phù hợp ở Việt Nam. Bởi vấn đề này đặt ra chính là yếu tố an toàn. Thực tiễn tố tụng ở Việt Nam chỉ ra rằng, vấn dề tống đạt thông qua con đường bưu điện không đảm bảo an toàn tuyệt đối, nhiều trường hợp bị thất lạc, nhầm chủ thể bị xảy ra. Ngay cả trường hợp gửi thư bảo đảm cũng không thể xác định được chính xác chủ thể cần tống đạt đã nhận được hay chưa ?
  • Thứ tư: Xét xử vắng mặt

Trong trường hợp giấy triệu tập hoặc các tài liệu có liên quan được tống đạt ra nước ngoài hợp lệ theo đúng quy định của Công ước và bị đơn vắng mặt thì Thẩm phán được quyền đưa ra bản án, quyết định vắng mặt. Như vậy, ngay sau lần vắng mặt đầu tiên thì theo quy định của công ước thì Tòa án có thể tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn theo quy định chung. Nội dung mặc dù trái với nguyên tắc xét xử trong BLTTDS 2015 quy định tại Điều 227 BLTTDS 2015 nhưng căn cứ theo khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015: “ Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thahf viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.”  thì vẫn được áp dụng. Vấn đề đặt ra ở đây là công ước chỉ đề cập đến việc giải quyết trong trường hợp bị đơn vắng mặt; vậy trường hợp nguyên đơn vắng mặt lần thứ nhất ma áp dụng theo pháp luật tố tụng Việt Nam là hoãn phiên tòa liệu có gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Ví dụ: Thời điểm thụ ly giải quyết vụ án, nguyên đơn A ở Việt Nam, B về Việt Nam. Tòa án ủy thác tư pháp ra nước ngoài cho A. Phiên tòa lần thứ nhất A vắng mặt, B có mặt. Trong trường hợp trên, Tòa án áp dụng tương tự nội dung quy định công ước là đình chỉ vụ án ngay hay là sẽ tiến hành hoãn phiên tòa và thực hiện ủy thác tư pháp tống đạt giấy triệu tập tiếp thêm lần nữa.

  • Thứ năm: Khó khăn trong việc thông báo nộp tạm ứng án phí phúc thẩm

Do bộ luật tố tụng dân sự không quy định rõ thoiwf hạn nộp tạm ứng án phí phúc thẩm trong vụ án có yếu tố nước ngoài nên rất khó để xác định thời điểm đương sự nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí hợp lệ khi đương sự ở nước ngoài kháng cáo bản án. Nếu áp dụng quy định chung thì thời hạn nộp tạm ứng án phí phúc thẩm là 10 ngày kể từ khi đương sự nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tạm ứng án phí (Điều 276 BLTTDS).

Tuy nhiên thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho đương sự ở nước ngoài là không hợp lý vì trong nhiều trường hợp đương sự ở nước ngoài không thể về Việt Nam nộp tạm ứng án phí theo trong thời hạn 10 ngày vì trở ngại khách quan về mặt địa lý. Và hiện nay cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, để trở ngại về mặt địa lý. Và hiện nay cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, trở ngại về địa lý có được coi là trở ngại khác quan trong việc không thể thực hiện việc nộp tạm ứng án phí phúc thẩm trong khoảng hời gian 10 ngày. Nếu không có hướng dẫn cụ thể dẫn đến tình huống đương sự ở nước ngoài nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí nhưng không nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định dẫn đến bản án chưa thể có hiệu lực theo quy định, làm cho vụ án phải kéo dài. Vì vậy cần phải có hướng dẫn cụ thể về quá trình nộp tạm ứng án phí nếu đương sự ở nước ngoài kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm. Quy định hướng dẫn này cần phải bảo đảm về thời gian và phương thức nộp tạm ứng án phí hợp lý để đương sự ở nước ngoài có thể thực hiện được trong thời gian hợp lý mà không làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Phương thức này nên được thực hiện thông qua việc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của cơ quan thi hành án.

  • Thứ sáu: một số khó khăn khác.

Về pháp luật, cần bổ sung một số quy định của pháp luật Việt Nam để tạo thuận lợi cho việc thực hiện Công ước như:  cơ chế thu phí, chi phí thực hiện tống đạt: Công ước cho phép thu một số khoản chi phí phát sinh do thuê cán bộ tư pháp hoặc người có thẩm quyền theo pháp luật của nước nhận hoặc chi phí khi thực hiện một hình thức tống đạt cụ thể theo yêu cầu (đoạn 2 Điều 12). Theo thống kế sơ bộ đã có khoảng 30 quốc gia thông tin cho Hội nghị LaHay về việc thua chi phí này, trong đó Hoa Kỳ, Canada, Úc…. Hiện nay, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016  quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự đã có quy định cụ thể về cơ chế thu nộp chi phí thực tế phát sinh từ việc thực hiện yêu cầu UTTP của Việt Nam gửi đi nước ngoài và của nước ngoài gửi đến Việt Nam. Mặc dù chi phí nhìn chung cho hoạt động tống đạt được giảm thiểu nhưng tại một số quốc gia chi phí cho lần tống đạt ra nước ngoài tương đối cao vượt quá khả năng chi trả của các đương sự có hoàn cảnh khó khăn trong khi pháp luật quốc gia (Nghị định 92/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Điều của Luật tương trợ tư pháp) mới chỉ quy định miễn giảm chí ủy thác tư pháp (nguồn thu thuộc ngân sách Nhà nước) mà không phải chi phí thực té với các nhóm đối tượng này.

Về nhân lực, đội ngũ cán bộ, số lượng đội ngũ cán bộ ở cả Trung ương và địa phương làm công tác ủy thác tư pháp còn hạn chế so với yêu cầu thực tiễn và khối lượng các hoạt động ủy thác tư pháp ngày càng tăng như hiện nay.

Về nhận thức, nhận thức đối với vai trò và tầm quan trọng của tống đạt giấy tờ chưa được đúng mức tại các cơ quan liên quan. Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ tống đạt giấy tờ và thực hiện hồ sơ tống đạt giấy tờ không có đơn vị chuyên trách thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp. Việc thực hiện các hoạt động tống đạt giấy tờ tại vẫn chưa được thực hiện bài bản.

Về kinh phí và cơ sở vật chất, kinh phí và cơ sở vật chất dành cho công tác thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự nói chung và tống đạt giấy tờ nói riêng còn eo hẹp, chưa tương xứng với vai trò và nhiệm vụ của công tác này.

Cần có sự đầu tư, tăng cường nguồn lực (cơ sở vật chất, cấn bộ đủ trình độ về tiếng Anh hoặc tiếng Pháp ) cho công tác tương trợ tư pháp và đẩy mạnh sự phối hợp giữa cơ quan Trung ương và các cơ qua địa phương để đảm bảo thực hiện tốt Công ước Tống đạt.

*Một số đề xuất

- Phổ biến thông tin nội dung các tuyên bố của quốc gia thành viên cũng như nội dung Công ước tới các cơ quan tiến hành tố tụng. kịp thời nắm bắt các thông tin về các cơ quan trung ương của uốc gia thành viên, giúp nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc thực hiện ủy thác tư pháp.

- Nghiên cứu xây dựng những quy chế phối với giữa Bộ tư pháp với các cơ quan tiến hành tố tụng tại địa phương trong việc thực hiện việc ủy thác tư pháp khi có yêu cầu của các quốc gia thành viên.

- Cần mở các lớp tập huấn chuyên sâu việc ủy thác tư pháp đối với các cán bộ thực hiện công việc ủy thác tư pháp trong các cơ quan tiến hành tố tụng.